Tuyết Đường Sắt Răng Cưa

tác giả Sưu Tầm
43 xem

Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo và Ga Đà Lạt
(Tổng hợp từ Internet và các tư liệu riêng…)
Kỳ 1: Tuyến đường sắt răng cưa độc đáo tại Châu Á và là một trong những tuyến đường sắt răng cưa hiếm hoi trên thế giới
Hầu hết mọi người đều biết đến Ga Đà Lạt, một nhà Ga nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng và hết sức khác biệt… nhưng ít ai còn biết đến tuyến đường sắt răng cưa độc đáo này … Vậy xin phép dẫn dắt câu chuyện theo kiểu trình tự thời gian về sự hình thành tuyến đường xe lửa kỳ thú và nhà ga xe lửa này.
Đường sắt răng cưa Đà Lạt được hình thành như thế nào?

Ngược dòng thời gian, khi Đông dương còn là thuộc địa của người Pháp. Bộ máy chính của toàn quyền đều đặt tại Việt Nam. Một trong những toàn quyền nổi tiếng của Đông dương đó là, Doumer. Dưới thời Doumer, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được kiến thiết rất nhiều, và như vậy chi phí, nhân công chu cấp cho việc này phải nói là rất lớn. Báo chí Pháp mỉa mai gọi Doumer và thuộc cấp là “Những người theo chủ nghĩa đường sắt”, bởi Doumer chính là người bênh vực mạnh mẽ cho việc xây tuyến đường sắt xuyên Đông Dương và nối với tỉnh Vân nam của Trung quốc. Và Ông – trong nhiệm kỳ – Toàn quyền của mình đã đích thân chỉ đạo quy hoạch, thiết kế và thường xuyên đôn đốc xúc tiến công trình đầy khó khăn kéo dài nhiều năm.

Trong số các tuyến đường sắt đó, tuyến đường sắt đặc biệt Đà lạt cũng đã được đưa vào quy hoạch, nghiên cứu từ năm 1898, sau khi Ông cùng Yersin nhanh chóng khảo sát và thông qua việc hình thành thiết lập nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp tại Đà Lạt. Tuy nhiên, từ năm 1902, Paul Dumer trở về Pháp, kế hoạch xây dựng đường sắt cũng như khu nghỉ dưỡng đồ sộ Đà Lạt bị ngưng trệ. Mãi 10 năm sau, dự án mới được tái khởi động dưới thời của toàn quyền Albert Sarraut.
Tuyến đường sắt Đà lạt là tuyến giao thông thuận tiện để kết nối giữa thành phố Cao nguyên mát mẻ và miền duyên hải Phan Rang ẩm thấp nắng nóng… Để qua được đèo dốc người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy và trên đường ray – theo kiểu Thụy Sĩ. Tuyến đường có 03 đoạn ray răng cưa, gộp lại khoảng 16 km, trong tổng số độ dài toàn tuyến là 84 km, vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Qua tất cả 05 hầm, có hầm dài đến 600 m và nhiều cầu xe lửa khác. Tuyến đường sắt có 09 nhà ga và được vận hành bằng 15 đầu máy hơi nước hiệu Locomotives, Fuka của Thuỵ Sĩ.
Bắt đầu từ năm 1903, tuyến đường sắt thực sự khởi công và hình thành theo các mốc trình tự thời gian như sau:

Đến 1913 Tuyến đường sắt đã nối liền từ Tháp Chàm đến Tân Mỹ … dài 41 Km.
Đến 1919 Từ Tân Mỹ nối được đến Sông Pha (Krongpha) dưới chân đèn Ngoạn mục. Tại đây có độ cao 186m.
Đến 1928 Từ Sông Pha nối được đến Eo gió (Bellevue), độ cao tại đây là 663m.
Đến 1929 Từ Eo gió nối được đến Đơn Dương (Dran). Độ cao ở đây là 1016m.
Đến 1930 Từ Đơn Dương nối được đến Trạm Hành (Arbre Broye), tại đây có độ cao 1514m.
Đến 1932 Từ trạm Hành qua 02 Ga là: Ga Cầu đất (Entrerays) 1466m, Ga Trại Mát 1550m rồi được nối hoàn tất đến Đà Lạt, độ cao 1488m.
Tổng kinh phí xây dựng là 200 triệu Franc vào lúc bấy giờ.
Sơ lược cấu tạo tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt
Để tàu lên xuống an toàn ở những nơi có độ dốc lớn, phải làm đường sắt răng cưa với 3 đường ray song song, trong đó đường ray ở giữa được thiết kế có răng cưa. Còn đầu máy xe lửa phải gắn thêm bánh răng. Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc. Ngoài ra còn có hệ thống hãm trục bánh răng cưa.
Hình ảnh các răng cửa của Ray và hệ thống răng trong đầu máy
Một số hình ảnh xây dựng tuyến đường sắt


Bài viết thực hiện được nhờ sự hỗ trợ từ Cơ sở lưu trú “Mộc Đà Lạt Lữ quán”.

Những Bài Liên Quan

Copyright © 2023 dactrung.com; all rights reserved