Trước khi vào Võ Bị, tôi cũng đã nhiều lần ở Đà Lạt, ra trường đi đánh giặc khắp mọi miền đất nước, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ Bến Hải đến Cà Mau,
nhưng chưa nơi đâu tôi thấy dễ chịu như Đà Lạt, vì thế nếu được chọn một nơi nào đó trên quê hương để làm việc và dưỡng già thì tôi không cần suy nghĩ, trả lời ngay: Đà Lạt.
Đà Lạt thời tiết dịu mát quanh năm, có thác Cam Ly, thác Prenn, có hồ Xuân Hương, hồ Than Thở và con người thì lịch sự hiền hòa. Đà Lạt là nơi quy tụ các quân trường hiện dịch,
những chàng SVSQ làm thành phố thêm đẹp và má em thêm hồng.
Hoa Đà Lạt muôn màu muôn sắc nhưng tôi yêu nhất là Hồng. Hồng là lý do khiến tôi muốn chọn Đà Lạt làm tổ ấm.
Nhưng đó là Đà Lạt trước 1975, sau ngày mất nước thì thác Cam Ly cũng hết nước cạn khô, nhô lên những tảng đá đen thui sần sùi nằm chung cùng chất phế thải!
Hoa hồng cũng bị nhuộm đỏ và nhất là sân Cù thì .. không còn nữa!
Sân Cù là một ngọn đồi cỏ mịn xanh mướt, dốc thoai thoải nằm sát bờ hồ Xuân Hương, nơi hò hẹn lý tưởng của đôi trẻ mới quen, dìu nhau leo dốc, ngồi dựa vai dưới gốc thông già thì thầm.
Vậy mà ngày nay người ta bao vây che kín sân Cù, cấm người dân lai vãng đến gần!
Người ta che kín để cấp côi trung ương cùng ngoại bang tới giải trí chơi trò banh lỗ
Người dân Việt hỏi nhau banh lỗ là gì thì không ai biết, chỉ những tên “dám đốc” dám xúi xuất cảng “cô dâu” sang xứ Đoài, xứ Hàn thì tủm tỉm cười “banh lỗ, hẩu lớ, hẩu sực lớ”!
Đà Lạt của tôi đã chết rồi, mộng ước bình thường tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi cũng không được!
Thôi đành tìm về dĩ vãng, sống với kỷ niệm thời trai trẻ, sống với Đà Lạt thập niên 1960-1970 để .. dưỡng già.
Hè 1957, ông già tôi cho tôi đi “nghỉ mát” Đà Lạt.
Gia đình tôi chẳng khá giả gì mà phung phí tiền bạc, nhưng tôi bị đi nghỉ mát chỉ vì có chị ruột trên đó và lý do chính vẫn là bố tôi muốn tách tôi ra khỏi đám bạn yêu .. quái, cái đám tối ngày lặn lội bờ sông Khánh Hội, leo lên tàu, bờ-lông-nhông xuống sông, chẳng chóng thì chày thế nào cũng có ngày chết vì nước.
Những ngày đầu tiên ở Đà Lạt sao mà buồn thế!
Do chỉ thị của ông già, bà chị tôi kỷ luật thằng em hơi kỹ, không được xuống phố một mình, .
Ngày ngày nằm nhà học bài cho niên khóa tới! Ôi mớ sách ông già bắt mang theo nào có ích gì cho buổi ấy!
Nhớ đám bạn Sáu Kho Khánh Hội, thèm nghịch ngợm,
tuổi 16 chưa biết yêu nhưng thích chọc các cô gái thế là tôi làm buồn lòng cô hàng xóm.
Nhà anh chị tôi ở thuộc khu công chức nghèo, có khoảng chục căn, nằm trên đường Phạm Ngũ Lão, sau lưng là đồi cao có nhà thờ Con Gà,
phía trước mặt, xuyên qua khuc vục trồng rau là đến ấp Ánh Sáng rồi tới rạp hát Ngọc Lan, từ rạp Ngọc Lan xuống vài bậc dốc là bến xe đò con-con Minh Trung Saigòn-ĐàLat
Những chi tiết này về sau tôi mới biết còn những ngày đầu chỉ quẩn quanh trong vườn, bực dọc với những bụi hồng gai góc.
Ghét hoa này lây sang hoa khác, khi một bông hoa đi qua trước cửa, quen miệng tôi chúm môi huýt sáo khiến cô bé giật mình quay lại lườm thật dài.
Ngày qua ngày tôi bị cấm trại trong vườn với hoa, “gươm lạc giữa rừng hoa” còn cô nữ sinh đồng phục trắng, áo len màu xanh nước biển khoác ngoài, không còn đường đi nào khác để thoát thân nên vẫn phải ngày ngày đi qua và tôi thì vẫn huýt sáo.Chiều cuối tuần, bố cô gái sang thăm anh chị tôi, khi ông về, tôi bị chị dạy dỗ:
_ “Cậu quá lắm nghe không, bố cô Hồng mới sang mắng vốn tôi đó, cậu liệu hồn”.
ra tên cô ta là Hồng, một bông hồng nhung đẹp nhưng có gai.
Bị mắng không oan, tôi chạm tự ái bèn xuống phố một mình.
Từ hướng nhà thờ Con Gà, men theo đường Phạm Ngũ Lão tới ngã ba cầu Bạch Hổ, qua cầu là lên phố, lên phố làm gì, tôi đi thẳng ngang qua nhà Thủy Tạ, muốn vào ngồi ăn ly kem nhưng lại thấy
mấy ông SVSQ cùng các bông hồng ra vào khiến tôi phát rét bèn cúi đầu đi thẳng.
“Ôi ta buồn ta đi lang thang bởi vì đâu”?
Tôi đã quan sát cái hồ Xuân Hương trên bản đồ thành phố Đà Lạt, nó nhỏ chút xíu, cứ đi một vòng bờ hồ thì thế nào rồi cũng về chốn cũ,
về tới cầu Bạch Hổ, thế là hai tay đút túi quần tôi cúi đầu đếm bước.
Giật mình vì tiếng thét còi tầu, ngước mặt lên, trời xâm xẩm tối, không một ai đồng hành, tôi cảm thấy lạnh, khi ra khỏi nhà, vì giân mà phát nóng nên không mặc áo len.
Còi tàu lại thét lên kèm theo tiếng nổ xình-xịch, chắc là có nhà ga xe lửa đâu đây.
Nhìn xa-xa phía trước, những bóng đèn đường vàng úa nối tiếp thành một vòng cung, tôi nương theo đèn đường mà tiến, quyết không lui, hù ông anh bà chị một phen cho bõ ghét.
Ngang qua công viên thấy chữ đề “Vườn Bích Câu”, thằng con trai 16 tuổi lần đầu đến Đà Lạt giận hờn đi lang thang, bụng đói cật rét, mỏi mệt bèn dừng chân bó gối trên ghế đá.
Hai tay vòng hai đầu gối ôm sát vào ngực, gục mặt xuống mà vẫn không giảm được tần số rung, tới khi đói trong lạnh ngoài rung cộng-hưởng thì “thằng nhỏ” lăn đùng xuống bãi cỏ!
Ánh đèn pin làm tôi giật mình chói mắt, hai ông phú-lít đi tuần nghi tôi không ăn cắp thì cũng xì-ke nên hỏi giấy tờ rồi dẫn tôi về bót.
Ông anh rể đến lãnh tôi về và sáng hôm sau tôi quyết giã từ Đà Lạt, trước khi lên xe, tôi mong gặp mặt “nhỏ Hồng” để mắng cho vài mắng vì tội mét mẹ .
-Con gái đẹp mà lắm chuyện! Lần đầu lên Đà Lạt đã đụng Hồng gai!
Giận thì giận, thương thì không thương nhưng mà sao hình bóng nhỏ Hồng cứ luẩn quẩn trong đầu tôi mãi?
Cô ấy có cái gì hay hay kín đáo khó nói, không như những bạn mặc xà-lỏn tắm sông của tôi, chúng chửi thề như giặc.
Hè năm sau tôi tự động xin ông già cho đi Đà Lạt để học thi.
Hồng vẫn còn đó, trong xóm cũ, nhưng tôi chỉ dám núp sau cánh cửa nhìn theo mỗi khi cô ôm cặp trước ngực đi ngang qua cửa.
“Máu giang hồ của mày đâu rồi?”
Tôi tự hỏi, rồi một buổi sáng tôi dậy sớm đi xuống đường giả đò chạy bộ, chờ đúng giờ Hồng đi học, tôi đi ngược trở lên như vô tình đụng mặt,
con hẻm chật hẹp làm sao em tránh, tôi dự định nói nhiều nhưng miệng chỉ còn lắp bắp:
_“Xin lỗi cô Hồng về việc tôi huýt sáo ..”.
Hồng không nói gì mà né sang một bên tiếp tục đi, em đi đường em, tôi đi đường tôi, bực bội, mắc cở quay lại chưa kịp rủa thầm thì cũng đúng lúc Hồng quay ngược lại .. mỉm cười.
Nụ cười khinh bỉ?
Nụ cười ngạo mạn hay thương hại cho thằng nhỏ nhớ mãi cái lỗi hè năm ngoái nay xin lại?
-Kệ, bất cứ lý do gì đi nữa thì nụ cười của cô đã làm tim tôi đập loạn nhịp. Hồng không nói gì mà né sang một bên tiếp tục đi, em đi đường em, tôi đi đường tôi, bực bội,
mắc cở quay lại chưa kịp rủa thầm thì cũng đúng lúc Hồng quay ngược lại .. mỉm cười. Nụ cười khinh bỉ?
Nụ cười ngạo mạn hay thương hại cho thằng nhỏ nhớ mãi cái lỗi hè năm ngoái nay xin lại? Kệ, bất cứ lý do gì đi nữa thì nụ cười của cô đã làm tim tôi đập loạn nhịp.
Thế mới biết nụ cười giai nhân làm “đổ nước nghiêng thành”, hồng Đà Lạt đã đẹp lại thêm nụ cười chúm chím buổi sáng, hơi thở mờ hơi sương thì dẫu sắt cũng phải mềm.
Những nụ cười của Hồng sau đó và những thư đi tin lại làm tôi đầu quân vào Võ Bị.
Nói ra có vẻ nhụt chí làm trai, nứt mắt đã lụy vì gái mà thiếu lý tưởng phục vụ Tổ Quốc, nhưng thú thật Hồng gai Đà Lạt và bộ Jaspee’ dạo phố mùa Đông đã làm tôi thay đổi ý định vào một quân trường khác
mà chọn lò luyện thép đồi 1515 để tu thân.
Hồng hàng xóm không biết tôi vào Võ Bị . Ngày đi phố đầu tiên, sau 8 tuần Tân Khóa Sinh, tôi súng sính bộ đại lễ trắng với cầu vai Alfa đỏ SVSQ,
xe GMC nhà trường thả tân sinh viên sĩ quan xuống khu chợ Hòa Bình, tôi thong thả xuôi dốc, qua cầu Bạch Hổ, theo đường Phạm Ngũ Lão, miệng thổi sáo, mang tâm trạng “áo gấm về nhà” với những lo cùng hồi hộp
Lo vô phúc mà đụng mặt ông niên trưởng trên đường thì chỉ có thác
Hồi hộp nghĩ tới lúc gặp Hồng.Đi ngang qua nhà Hồng, tôi không thấy bóng Hồng đâu nhưng lại thấy bố Hồng đang trà đàm, café’ đạo cùng mấy ông SVSQ đàn anh ngoài sân!
Với những bộ Jaspee’ là tôi biết họ là đàn anh, nhưng không biết là khóa mấy?
-Khoá 18, khóa 17 hay khóa 16 đây?
Họ là cha, là ông nội, ông cố nội của chúng tôi, tôi chỉ kịp than thầm “chết rồi!”
Rồi lủi thẳng vào nhà mà quên đi một động tác bắt buộc, tối cần thiết là đưa tay chào.
“Lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Đang hí hửng toan khoe người đẹp cặp alfa thì đã bị “ông cha, ông cố” chắn lối!
Những Chủ Nhật sau đó, mỗi khi bất ngờ gặp Hồng ngoài sân, ngoài ngõ, tôi chỉ biết yên lặng gật đầu chào như chào một người chị và Hồng khẽ mím chi.
Bà chị tôi biết ý hỏi:
_ “Cậu giận cô Hồng à? Cô ấy hỏi thăm cậu đấy”
Tự ái được vuốt, tôi thấy Hồng đẹp Hồng dễ thương hơn, nhưng tôi sợ, Hồng đã có gai nay lại còn thêm vài vòng “concertina” rào quanh nữa thì đàn em chỉ còn nhớ câu:
_“Chí tuy còn mong tiến bước nhưng sức không kham nổi đoạn trường”.
Hai năm quân trường với bao cay đắng khổ cưc nhưng giúp tôi trưởng thành, hãnh diện và mãi mãi nhớ những kỷ niệm quân trường, bị hành xác và hành xác lại khóa sau như vũ điệu liên hoàn “nàng dâu mẹ chồng”, nhớ ơn các niên trưởng, không mẹ chồng đố “mày” thành sinh viên sĩ quan.
Trường Võ Bị, trường đại học CTCT, các chàng sinh viên SQ là một thành phần tạo nên nét đẹp Đà Lạt, câu chuyện anh em nhà Võ hành hạ nhau thì trăm họ đều biết, nhưng thương cho roi cho vọt,
chuyện quân trường để lần sau, đề tài này tôi xin kể tiếp những bông Hồng gai.
Những ngày Chủ Nhật được ra phố mà cứ thấy thằng em nằm nhà, bà chị tưởng tôi thất tình bèn rủ em đi chợ Hòa Bình, “chị cho cậu coi cái này hay lắm”.
Tôi theo chị vào chợ, thấy chị nói chuyện với bà chủ sạp vải, tôi trông dáng bà quen quen, phụ với mẹ tiếp khách là một cô tuyệt đẹp, tôi cũng thấy như quen quen.
Tôi mỉm cười một mình, chàng thanh niên nào thoạt trông thấy người đẹp đều có cảm tưởng “quen quen”. Nhưng quen riết rồi thì làm bộ mặt lạ!
Trên đường về bà chị hỏi tôi:
_ “Cậu có nhớ bà chủ sạp vải là ai không?”
Không nghe tiếng trả lời, chị tôi có vẻ sốt ruột trả lời thay:
_ “Bà Xuân đấy, hàng xóm của mình ở phố Dinh, Hải Phòng đó”.
Tôi vội vã hỏi liền:“Thế người ngồi cạnh bà Xuân là cô Hồng hay cô Phụng”.
_ “Cô Hồng, cậu thấy sao
Hay lắm đấy”.
Lại một bông Hồng nữa xuất hiện, Hồng này có em gái tên Phụng nên xin gọi là Hồng-P. Hồng-P, Phụng và em trai tên Thiệp là đám bạn trong khu phố Dinh Hải Phòng của tôi thời gian 53-54.
Chúng tôi chơi thân với nhau, thường đánh bi đánh đáo, búng dây thung, chơi trò bịt mắt bắt dê, tối tối rủ nhau đi ăn “chí mà phù”, “lạc phá xang” ngoài bờ sông Cấm.
Trong đám bạn ấy Hồng-P đẹp nhất và dễ thương, tôi thường về phe Hồng, bênh vực Hồng mỗi khi có tên nào chọc ghẹo,
Hồng cũng thường cho tôi kẹo cam thảo.
Nhớ lần tôi bị bịt mắt đi bắt dê, lạng quạng làm sao tôi chụp được Hồng rồi nghe Hồng ré lên, vội kéo miếng vải bịt mắt xuống, tôi hiều lý do, thay vì chụp sau lưng tôi lại chụp phía trước.!
Hồng đỏ mặt lườm tôi, tôi bối rối không biết nói gì nhưng không giận nhau.
Thời gian ngắn sau, cả khu phố chúng tôi xuống tàu Marine Serpent di cư vào Nam, mỗi người một nơi,
nay bất ngờ gặp nhau đây mà không nhận ra bạn cũ.
Tôi lo lắng hồi hộp, quên hẳn bóng Hồng ngay bên cạnh mà nghĩ đến chuyện tương lai, tai ương sẽ không bao giờ thoát.
Miệng đắng ngắt bữa cơm chiều trong phạm điếm, không ăn cũng phải đi tập họp đề sinh viên cán bộ điểm danh.Sau vài động tác sơ khởi 4 món ăn chơi, tôi nghe tiếng thét của hung thần từ trên bục gỗ:
_ “SVSQ nào sáng nay ra phố đã nghinh niên trưởng, hãy tự giác bước ra khỏi hàng”!
Hai tiếng “tự giác” thật nhẹ nhàng nhưng là tôn chỉ của người SVSQ, thiếu tự giác thì chỉ còn con đường “thịt nát xương tan”!Tôi tự giác bước ra khỏi hàng.
Tối mùa Đông Đà Lạt lạnh cóng mà sao trán tôi vã mồ hôi, hai đầu gối nó không nghe lời mà cứ rung lên từng chặp.
Màn dạy dỗ của mấy “ông cha” kéo dài cho đến khi kèn báo giờ đi ngủ tôi mới được tha về phòng!
Như một cái mền rách nhúng nước vất trên nền gạch bông, tôi chỉ biết thở dài:
_ “Nào ai dám nghinh! Tôi sợ nên quên chào!
Những Chủ Nhật sau đó, mỗi khi bất ngờ gặp Hồng ngoài sân, ngoài ngõ,
tôi chỉ biết yên lặng gật đầu chào như chào một người chị và Hồng khẽ mím chi. Bà chị tôi biết ý hỏi:
_ “Cậu giận cô Hồng à? Cô ấy hỏi thăm cậu đấy”
Tự ái được vuốt, tôi thấy Hồng đẹp Hồng dễ thương hơn, nhưng tôi sợ, Hồng đã có gai nay lại còn thêm vài vòng “concertina” rào quanh nữa thì đàn em chỉ còn nhớ câu:
_“Chí tuy còn mong tiến bước nhưng sức không kham nổi đoạn trường”.
Hai năm quân trường với bao cay đắng khổ cưc nhưng giúp tôi trưởng thành, hãnh diện và mãi mãi nhớ những kỷ niệm quân trường,
bị hành xác và hành xác lại khóa sau như vũ điệu liên hoàn “nàng dâu mẹ chồng”, nhớ ơn các niên trưởng,
không mẹ chồng đố “mày” thành sinh viên sĩ quan.
Trường Võ Bị, trường đại học CTCT, các chàng sinh viên SQ là một thành phần tạo nên nét đẹp Đà Lạt, câu chuyện anh em nhà Võ hành hạ nhau thì trăm họ đều biết, nhưng thương cho roi cho vọt, chuyện quân trường để lần sau, đề tài này tôi xin kể tiếp những bông Hồng gai.
Nhớ lần tôi bị bịt mắt đi bắt dê, lạng quạng làm sao tôi chụp được Hồng rồi nghe Hồng ré lên, vội kéo miếng vải bịt mắt xuống, tôi hiều lý do, thay vì chụp sau lưng tôi lại chụp phía trước.!
Hồng đỏ mặt lườm tôi, tôi bối rối không biết nói gì nhưng không giận nhau. Thời gian ngắn sau, cả khu phố chúng tôi xuống tàu Marine Serpent di cư vào Nam,
mỗi người một nơi, nay bất ngờ gặp nhau đây mà không nhận ra bạn cũ.
Nhớ kỷ niệm xưa, tôi sinh ngẩn ngơ, dò tin tức biết gia đình Hồng ở khu dốc Nhà Bò, như vậy Hồng sẽ đi lễ nhà thờ Con Gà.
Kể từ đó tôi siêng đi lễ ngày Chúa Nhật hơn và Chúa đã thương con chiên không ngoan đạo, tôi đã thấy Hồng “trong giáo đường đêm Noel ấy”.
Vẫn suối tóc dài chấm eo thon, nhưng Hồng đẹp hơn ngày xưa nhiều lắm, dần dần mỗi Chủ Nhật tôi tìm cách ngồi gần thêm một chút cho tới khi Hồng quỳ hàng ghế trước,
tôi quỳ ngay phía sau, những lần như thế thì ..
Chúa ở trên cao còn người tôi yêu thì ngay trước mặt, tôi không nghe được lời giảng của linh mục mà chỉ nghe nhịp đập của tim.
Hồng-P đẹp như một pho tượng, tôi không dám lại gần mà cứ lẽo đẽo theo sau cho tới gần ngày mãn khóa thì tôi uống thuốc liều, sau thánh lễ tôi chận Hồng ngay cuối nhà thờ và thật khó mở đầu, tôi chỉ gọi được một câu: “Hồng”.
Sau vài lời trao đổi kỷ niệm xưa, Hồng không ngỡ ngàng, có lẽ nàng cũng đã nhiều lần bị các chàng SVSQ chận đường như vậy, nhưng khi nhận ra tôi, Hồng cười thật tươi và .. bạn cũ không rủ cũng tới, thật tự nhiên Hồng đưa tay ra cho tôi bắt và nói:
_ “Mấy tháng nay Hồng biết có người theo dõi, nhưng không ngờ đó lại là Văn”.
Hồng-P mời tôi về nhà, cũng gần đó thôi, ngay cuối dốc nhà Bò. Tôi nói với Hồng là tôi biết nhà từ lâu rồi, để tôi dẫn đường cho thì Hồng nháy mắt:
_ “Vẫn cái tật nghịch ngợm như ngày xưa ở Hải Phòng”.
Tôi không biết Hồng có nhớ cái vụ “bịt mắt bắt dê” hay không, nhưng nghe Hồng nhắc kỷ niệm cũ tôi thấy cái bàn tay ngày ấy tê-tê, thấy ấm lòng và hồi hộp khi Hồng mời về nhà.
Bước vào nhà chưa kịp hỏi thăm ông bà cụ và các em thì Hồng đã nói:
“Mẹ bán vải ngoài chợ, bố đi chơi xa, em Phụng đã có gia đình và ở riêng, còn cậu Thiệp thì đi Không Quân, hiện đang học ở Nha Trang”
Bạn bè 10 năm mới gặp lại nhau làm sao kể cho hết kỷ niệm, Hồng-P giữ tôi ở lại ăn cơm với đọt su-su xào tỏi
. Mộng ước theo đuôi bấy lâu chỉ có thế thôi, nay đang trong tầm tay, trời gầm cũng không nhả.
Tôi giúp Hồng tước vỏ đọt su-su, ôn chuyện cũ, đôi khi như vô tình, hai tay chạm vào nhau khi cùng lấy đọt rau một lượt.
Hồng đột ngột hỏi tôi:_
Hồng-P bất chợt gọi tôi là anh thay vì Văn khiến tôi muốn ngộp, không trả lời câu nàng hỏi mà nhìn thẳng vào mắt nàng,
không cần phải giả đò ứa lệ mà tôi cảm động thật sự, làm liều cầm tay em, tôi nói:
_ “Em vào dự lễ mãn khóa của anh nhá”.
Có lẽ bàn tay chai đá vì hít đất nhẩy xổm xiết “búp măng” hơi chặt, tay Hồng-P hơi nhúc nhích như muốn gỡ ra nhưng lại vẫn để nguyên chỗ cũ rồi khẽ nói:
_ “Đây là lần đầu tiên em sẽ được dự lễ mãn khóa của một SVSQ Võ Bị”.
Đúng hay sai chưa biết, nhưng rõ ràng Hồng-P muốn nói một điều gì đó mà chỉ những người để ý đến nhau mới hiểu.
Chúng tôi xưng hô “anh em” từ lúc nào không hay, nói đủ chuyện trên trời dưới đất, trừ chuyện tình yêu. Khi bắt tay nhau để tôi về trường
thì trời đã tối, đành gọi taxi, dùng dằng tay lại cầm tay, tiếng ai nghẹn ngào:
_ “ Mình vừa gặp lại nhau thì đã..!
Có thể lại xa nhau 10 năm như lần trước ”!
Hồng đến tham dự ngày mãn khóa và chúng tôi vui bên nhau như chưa bao giờ có, thân thiết nhau như “ngày xưa thân ái”.
Rồi chúng tôi chia tay nhau trong tình bạn hoàn toàn trong sáng, tôi nói với Hồng-P ước mong sẽ quay lại chọn ..
Đà Lạt làm nơi dừng chân. Lệ tràn khóe mắt, Hồng-P chúc tôi lên đường bình an và sớm gặp lại.
Hôm đó là sáng ngày 30 tháng 11 năm 1964.
Sau 15 ngày phép mãn khóa, vừa khoác áo trận TQLC ra chiến trường thì thủ khoa Võ Thành Kháng đã hy sinh cùng Hùng, Thái Quan.. tại mặt trận Bình Giả, chưa kể một số bị trọng thương!
Chiến tranh khốc liệt bắt đầu, những chàng trai Võ Bị lăn vào lửa đạn, thằng mất thằng du mình trên đôi nạng gỗ, không còn thời gian nào đề nghĩ đến bố mẹ, gia đình và cả người yêu, trước mắt chì còn đồng đội, đôi khi vừa gặp nhau chưa tàn điếu thuốc thì vuốt mắt cho nhau
Những bông hồng Đà Lạt thường trách các anh mau quên lời hứa!
Không phải thế đâu, nhớ lắm chứ, nhớ mà chưa có seo-phôn gọi về khiến càng nhớ thêm.
Nằm võng viết thư cho người yêu bằng ánh sáng đèn pin, vùa nắn nót được câu: “Em yêu” thì nghe địch pháo kích, “ầm”!
Buông “em yêu” để nhẩy ào xuống hố.
Thôi hẹn em thơ sau để anh đi kiểm soát xem có đồng đội nào bị thương không ..và đã có người vừa ra đi sau tiếng nổ!
Nhớ lắm chứ nhưng sao đành để em phải đội khăn tang, thôi đừng trách các anh nữa những bông Hồng gai Đà Lạt ơi.
Hồng-P và tôi thư từ qua lại và mí-mí chuyện tương lai, nhiều khi thư nhận được chưa kịp đọc thì đã bị ướt nhòe, mắt anh mờ không đọc được thư em.
Thú thật có nhiều lúc mong bị thương, bị nhẹ thôi, để có dăm ba ngày dưỡng thương về phép thăm người mình thương.
Nhưng khổ nỗi không nhẹ mà nặng, như nặng ngàn cân.
Tới phiên tôi, không nhẹ mà bị loại khỏi vòng chiến, chân thấp chân cao, tay bó bột tay chống nạng về thăm trường cũ và người xưa. Trường Võ Bị vẫn như ngày nào, nhưng các khóa đàn em oai phong hơn với alfa đỏ ba vạch vàng.
Tôi còn nhớ lời hứa năm xưa với Hồng-P là sẽ quay về và chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, dù làm cán bộ hay huấn luyện viên tôi cũng đủ điều kiện, nhưng nay quay về rồi thì thiếu một chân!
Thiếu chân đứng thì làm sao dừng chân với em đây!
Gió lạnh trên đồi thông trước cổng câu lạc bộ Nhữ Văn Hải thổi mạnh làm một ống quần tôi lay động,bất giác tôi rùng mình và quyết định không trở lại quân trường nữa,
thất hứa với Hồng-P không chọn Đà Lạt làm nơi dừng chân, không đủ can đảm gặp lại Hồng-P, giữ mãi cho nhau hình ảnh đẹp hơn là “anh trở về trên đôi nạng gỗ, anh trở về làm dang dở đời em”.
Tôi quay về với anh em đồng đội TQLC, ở đó anh em chúng tôi cần nhau và tôi cũng tự an ủi rằng mình còn may mắn hơn những đồng đội khác trở về trên chiếc xe lăn và hằng ngày, mỗi ngày hằng trăm anh em trở về với hòm gỗ không có cài hoa, không có hai hàng nến trắng mà chỉ có những vành khăn tang.
Chúc Hồng, cả hai Hồng và những bông hồng gai Đà Lạt không phải nhìn thấy khăn tang và đừng trách các anh là người không giữ lời hứa.