48
Là người đàn ông xa lạ! Ông chỉ như người khách “không mời mà đến”. Khi đến lại hiếm khi bước qua ngạch cửa, mà chỉ đứng ngoài phên cửa, mặt hướng vào nhà, hình như đến đây ông chỉ dùng một một giác quan: khướu giác!
Thoạt nhìn, đã thấy ngay ông là người khắc khổ với dáng gầy nhom, lỏng khỏng trong bộ bà ba đen, chắc chắn không phải của ông mà của một ai đó có từ tâm mang tặng. Đôi chân khẳng khiu khá bẩn vì chẳng bao giờ ông mang dép; hầu như lúc nào ông cũng để đầu trọc, khuôn mặt tròn thó lại không bình thường vì thiếu ăn, làn da vừa đen vừa xanh, xám xịt chẳng chút sinh khí; nổi bật trên khuôn mặt ông là đôi mắt tròn, thao láo, trũng sâu, chiếc mũi cao, giờ càng trở nên chót vót vì chiếc miệng móm xọm, cái cằm do vậy càng trở nên nhọn và đưa hẳn về phía trước! Tóm lại, ở ông cái dáng vẻ cùng khổ, bẩn thỉu toát ra thường trực từ bộ dạng đến tay chân mà hầu như ông chẳng hề tắm gội với làn da mốc meo, đóng khói đèn…
Cho tận đến giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một từ nét mặt đến dáng điệu của ông! Bởi vì, khi thấy ông thập thò trước cửa nhà, tôi là con bé mới 6-7 tuổi cứ nhìn, ban đầu còn thắc mắc, sau lại thấy tội nghiệp, mà một khi đã thấy tội nghiệp tất đã có lòng thương! Tôi thường mang cho ông thức ăn, khi thì bánh mì, khi thì cái cuốn bánh tráng có cuộn thịt hay bất cứ thứ gì ăn được có thể no lòng! Lúc đầu ông nhận, ngồi ngay xuống nền đất cắm cúi ăn; có hôm ông nhận nhưng cứ cầm đó, có hôm ông lắc đầu từ chối nhưng không hôm nào đôi mắt ông không đầy vẻ thèm thuồng và mong đợi cứ lom lom nhìn vào trong nhà. Nhiều ngày trôi qua; lâu, lâu lắm, có hôm, ông lo le mấy đồng bạc trong túi, ngoắc tôi ra, dúi vào tay tôi nhờ vả:
– Nhỏ, nhỏ… mày cầm mấy đồng bạc vào nói với ông mày bán cho ông tí “sái hoặc giẻ”, thứ nào cũng được. Miễn ông mày chịu bán.
Tôi chẳng biết ất giáp gì, cũng cầm tiền đi vào “tâu” với ông Nội nguyên văn. Hoá ra, ông tôi biết sự hiện diện của ông già “ngoài cửa”. Ông hỏi:
– Mi mua cho lão Phòng phải không?
Tôi thành thật:
– Là ông già ngoài cửa kìa, ngày nào ổng cũng tới, nhưng con không biết tên!
– Đích thị là lão!
Nói rồi, ông với tay lấy ra tấm vải dài đâu cũng 5-6dm, rộng chưa tới 2dm màu nâu đen, dùng kéo, nhấp một tí rồi cầm xé toạt ra một mảnh, cuộn tròn thật nhỏ, đặt vào lòng bàn tay tôi rồi úp mấy ngón tay lại thật kín, ông dặn:
– Đưa cho lão và dặn “thật kín đáo” nghe, tụi nớ thấy là chết chùm! Sái gì mà sái, nhiêu nớ tiền chỉ tí “giẻ” thôi đã là nhiều. Coi như cho lão, nhưng không lấy tiền lão sẽ ăn quen.
Tôi là thiên lôi mà. Ra nói lại y vậy! Ông Phòng nhận với tất cả nét rạng rỡ có thể tỏ lộ, đưa ngay lên miệng, cắn một góc, xé vội, miếng nhỏ trong miệng được nhai ngấu nghiến bằng tất cả đam mê, miếng còn lại, ông cuộn thật nhỏ, cẩn trọng nhét vào túi áo, chừng như còn sợ mất, ông nhét luôn cái túi áo vào cạp quần rồi mới bươn bã rảo bước đi thẳng. Lần này, ông đi thật hùng dũng không còn dáng vẻ nặng nề chậm chạp thường ngày. Vậy, đó là cái gì mà có sức mạnh như một loại tiên dược và đầy ma lực đến vậy?
Ngày ấy, chưa có khái niệm thuốc lắc, bạch phiến hay gì gì… mà người ta thường nói đến Ma tuý hay Á phiện, hoa mỹ tí là “Nàng tiên nâu”! Phải, ông tôi yêu nàng tiên ấy! Ông có cả một “bàn đèn”, riêng một căn phòng, trên giường ông bộ bàn đèn được đặt ở giữa, ông nằm bên trong; bộ đồ nghề khá phức tạp. Đèn luôn được thắp sáng, chất đốt là dầu phụng! Trên chụp đèn có một lỗ nhỏ tròn lớn hơn đầu ngón tay cái một tí; ông có một cái tẩu dài khoảng 3dm, một đầu có gắn “cái nồi” nho nhỏ, mặt dưới cũng có cái lỗ nhỏ xíu, đâu như hạt đậu đen; và cả một bộ kim dài, ngắn đủ cỡ, một cối nhỏ như cối giã trầu, một cây nghiền, một cây cạy… Tôi nhớ, vì khi ấy thường quấn quýt bên ông, và chỉ tôi mới được vào phòng ông, tôi yêu quý ông lắm và tha thiết “Ông Nội dạy con cách têm thuốc đi, khi nào ông già, tay run thì con têm cho ông hút”! Vậy là, tôi thuộc lòng cách làm, rất tỉ mỉ, cần sự khéo léo cẩn trọng vì thuốc đắc lắm, lại khó mua đây là hàng quốc cấm. Tôi tả sơ lược nha: Thuốc phiện là một chất lỏng nhưng hơi keo, đen tuyền thơm lựng, được đựng trong chai thuốc loại đựng thuốc bột Pê- ni- xi- lin. Đầu tiên phải có sái thuốc, là loại bột khô, đen được cạy ra từ chiếc nồi hút, tán nhuyễn, nhào với thuốc nước, luyện sao cho thành một thỏi dẻo như bột bánh, vê tròn bằng đầu đũa, dài tầm ngón tay út, để đó dùng dần; khi cần têm thuốc, chỉ ngắt một tẹo bằng hạt bắp nhỏ, gắn ở đầu kim nhúng thuốc nước, hơ trên đèn, đến công đoạn này đã có mùi thơm, viên thuốc sôi nhẹ với những bong bóng nâu nhỏ li ti xuất hiện… lại lấy ra lăn nhẹ trên cạnh bàn tay, có lẽ rất nóng vì thuốc đang sôi trên đầu kim, lặp lại nhiều lần cho đến khi viên thuốc láng mịn, có dạng hình chóp, sự khéo léo là ở chỗ này, khi ấy, chóp thuốc được têm vào chiếc lỗ trên mặt nồi! Giờ là thời điểm “phê” nhất: đặt thuốc đã têm lên đèn, người hút sẽ ngậm một đầu tẩu, đầu kia đặt trên ngọn lửa ở dưới thuốc sôi, cháy kêu ro ro… và chỉ hút! Đến giờ thì mùi thuốc lan tỏa và chắc chắn không thể dấu được… Ông Phòng mỗi sáng đến, chỉ chờ đến lúc này để hít từ xa, qua cơn ghiền! Thỉnh thoảng, ông làm vệ sinh “đồ nghề”, ông lau kỹ lắm, chỉ dùng miếng vải phin mới để lau, miếng vải được giữ kỹ, lau rất nhiều lần; người nghiện, không tiền hút thuốc sẽ tìm mua “giẻ” nhai cho qua cơn nghiện! Ông Phòng năm khi mười hoạ mới có tí tiền còm để nài mua. “Sái” là thứ còn đọng lại trong nồi tẩu, lâu lâu mới được lấy ra, nhào nặn để làm viên nên khá đắc là phải! “Giẻ” đích thị là miếng vải dùng lau các đồ nghề, có khi cả thuốc nước bị nhiễu ra, ông cũng giữ lại để dùng vì… thuốc vừa mắc, vừa không dễ mua, ông phải chừng mực, có khi ông thay cử hút bằng cách nhai giẻ, đó là những lúc thuốc đứt hàng hoặc người ta truy bắt gắt gao không ai dám bán dù rất lén lút và cả những khi nhà không chu cấp kịp. Những lúc ấy nhìn ông tội lắm! Tôi luôn nuôi ý nghĩ: sau này sẽ tự têm thuốc cho ông hút, có tiền sẽ mua thuốc thật nhiều cho ông tha hồ đốt. Ước muốn này, cho đến nay tôi vẫn còn nghĩ đến mỗi khi nhớ Ông.
Trở lại chuyện ông Phòng. Chuyện ông mua “giẻ” chỉ là hú hoạ thôi. Ông đến trước nhà thường trong cảnh đờ đẫn, càng về sau, ông càng không bước nỗi, tôi chỉ một hướng nghĩ “ổng đói” nên chăm chăm cho thức ăn, giờ thì thoáng thấy tôi từ nhà ra, ông đã lắc đầu, xua tay, càng về sau, ông cũng không nhấc tay lên nỗi… Khi ấy, bà Nội tôi nói:
– Mi đừng cho lão ăn nữa! Lão chỉ “đói thuốc” thôi. Cái thứ chẳng ai cho nổi!
Vậy là, mỗi sáng tôi cứ trơ mắt nhìn mà lòng thì xốn xang lắm! Với cái cách đi đến, đi về kia, cái cách nằm thở với mớ bọt mép phập phều, trắng đục kia thì thật là kinh khủng… tưởng chừng ông ấy có thể chết bất cứ lúc nào. Rồi một hôm, tôi động lòng trắc ẩn, nhân khi ông Nội ra sau nhà, đốc thúc hai chú và ba tôi cùng mấy chú nữa đúc táp- lô chuẩn bị xây nhà khá lâu; tôi nhìn ông Phòng cũng từng ấy thời gian… tôi thương ông quá phần sợ ông chết, mà chết trước cửa nhà mình nữa, tôi rất sợ ma, vậy là tôi vào thẳng phòng ông Nội, trèo luôn lên giường chỗ ông nằm, mọi thứ ông để tôi rất rành, vậy là tôi lôi nguyên ra một khúc “giẻ” dài cũng hơn 2dm, miếng vải đen vì đã dùng lau thuốc phiện, càng đen càng giá trị, tôi xếp lại rồi cuộn tròn, nắm chặt trong tay, chạy vù ra cửa, lấy hết can đảm, cúi xuống dúi vào tay ông Phòng, phải lấy hết can đảm, bởi vì sợ ông Nội thì ít mà sợ ông Phòng thì nhiều, khi ấy nhìn ông dễ sợ lắm, tay đưa miệng nói nhanh:
– Cho ông nè, ông đi nhanh lên!
Trời ơi, như là ông chỉ bắt “mùi” thôi chứ không cần nhìn, vật vừa chạm tay, ông đã bật dậy như lò xo, nhấm ngay một góc vào miệng, chân bước như giông như gió… Ông khuất nhanh khỏi con hẽm. Giờ đến lược tôi run! Ông Nội từ sau đi vào, vừa nhìn vào giường, chỗ ông nằm, ông đã biết có người leo lên, do vội, tôi đã để sai ý ông, chuyện khúc giẻ kia nhanh chóng bị phát hiện, ông quay ra lướt mắt nhanh ra cửa nhà, không thấy ông Phòng, ông nhìn qua tôi, vì chỉ tôi thường hay ở đó, và cũng chỉ tôi mới dám lên giường ông, với đôi mắt đầy giận dữ, đôi bàn tay nắm chặt, khi ấy nhìn ông dễ sợ lắm, tôi tái xanh và run từ trong bụng run ra, ông nhìn tôi bằng đôi mắt ấy vừa gằn giọng:
– Mi phải không?
Ông hỏi trống không vậy, nhưng đã là thủ phạm thì đâu cần ông nói nhiều, sợ, tôi rất sợ nhưng vẫn không chối, không chậm, mạnh mẽ và thẳng thắn gật đầu trả lời thật nhanh:
– Dạ, con thấy ổng ghê lắm! Con sợ ổng chết trước nhà, con đưa ổng đi cho rồi!
– Hừ, những ngày sau mi làm răng?
Nói dứt câu, Ông quay lưng nhưng hai bàn tay còn nắm chặt. Ông không la ầm ĩ, nhưng ông giận lắm, vì ông quá cưng tôi, chứ không chắc chắn là ăn đòn “chết bỏ” nếu là người khác. Bà Nội tôi nói vậy. Bà còn nói thêm:
– Lão chờ hít tí khói là qua cơn ghiền, nhưng bữa ni Ông Nội mi ở lâu ngoài sau nên lão lên cơn nặng.
Chuyện ấy rồi cũng qua. Cả buổi sáng, tôi không dám đến chỗ Ông. Bữa cơm trưa, tôi vẫn ăn chung với ông nhưng hôm nay… ngại quá! Mâm đã được người nhà bưng lên rồi; lâu sau, ý chờ tôi nhưng không thấy, ông cất tiếng gọi:
– Con Lý mô? ( Ở đâu?)
Ông chưa dứt câu, tôi đã “dạ” to nhưng vẫn rất e dè bước ra… Chuyện kia xem như thoát; lòng tôi vô cùng cảm kích, thêm lần nữa, trong lòng càng nung nấu ý nghĩ “sau này con sẽ cho Ông hút đầy đủ, không để Ông phải dùng tới miếng “giẻ” kia”. Lời hứa thầm nên nó cũng chìm sâu, Ông mất khi tôi vừa 11 tuổi! Ông Phòng cũng chìm luôn cả tháng, ông không xuất hiện trước nhà nữa, lúc đầu tôi cũng nhìn chừng, thắc mắc, tuy không mong nhưng cũng chờ, bẵng đi khá lâu… một buổi sáng, cô tôi đi lấy hàng sớm từ chợ về nói với bà Nội điều gì đó, bà Nội vội vã mặc thêm chiếc áo dài tay, cắp nón hấp tấp bước đi thật nhanh… khi bà về, câu chuyện được kể lại sau tiếng thở dài:
“Cuối góc chợ, chỗ hàng than, ngay trên thềm nhà ông Năm M, có người chết. Đó chính là Ông Phòng! Ông nằm chết ngay trên thềm nhà người chuyên bán thuốc phiện. Vẫn bộ đồ đen, vẫn dáng ốm mòn thiếu đói, người co quắp. Người buôn bán góp tiền lo hậu sự cho ông; vậy là xong một kiếp người khốn khổ; có lẽ ông chết vì đói cơm, đói thuốc và cả sự lạnh lẽo cô đơn…”.
Chợt nhớ hai câu Kiều:
“Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là Đạp Thanh…” ( Nguyễn Du)
ngày mai đúng tiết Thanh Minh, em cháu nhà tôi đang nhắc nhở, hẹn hò nhau đi tảo mộ; đi cả ba nơi: mộ chú chưa cải táng một nơi, mộ Ông Bà Nội, cô, thím một nơi, mộ ba má tôi một nơi… chợt nghĩ đến ông Phòng, đến những người tôi từng biết, từng quen thân thời thơ ấu mà số phận đã đưa đẩy họ đến cảnh “mồ hoang vô chủ”, lòng chợt bùi ngùi, bâng khuâng vô hạn! Bài viết xem như chút nghĩa xưa, chút tình đồng loại và cũng xin chân thành cầu nguyện cho tất cả mọi vong linh được siêu thoát, mong cầu kiếp tái sinh sẽ được thanh nhàn, vui vẻ hơn!
Thai Ly.
Thoạt nhìn, đã thấy ngay ông là người khắc khổ với dáng gầy nhom, lỏng khỏng trong bộ bà ba đen, chắc chắn không phải của ông mà của một ai đó có từ tâm mang tặng. Đôi chân khẳng khiu khá bẩn vì chẳng bao giờ ông mang dép; hầu như lúc nào ông cũng để đầu trọc, khuôn mặt tròn thó lại không bình thường vì thiếu ăn, làn da vừa đen vừa xanh, xám xịt chẳng chút sinh khí; nổi bật trên khuôn mặt ông là đôi mắt tròn, thao láo, trũng sâu, chiếc mũi cao, giờ càng trở nên chót vót vì chiếc miệng móm xọm, cái cằm do vậy càng trở nên nhọn và đưa hẳn về phía trước! Tóm lại, ở ông cái dáng vẻ cùng khổ, bẩn thỉu toát ra thường trực từ bộ dạng đến tay chân mà hầu như ông chẳng hề tắm gội với làn da mốc meo, đóng khói đèn…
Cho tận đến giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một từ nét mặt đến dáng điệu của ông! Bởi vì, khi thấy ông thập thò trước cửa nhà, tôi là con bé mới 6-7 tuổi cứ nhìn, ban đầu còn thắc mắc, sau lại thấy tội nghiệp, mà một khi đã thấy tội nghiệp tất đã có lòng thương! Tôi thường mang cho ông thức ăn, khi thì bánh mì, khi thì cái cuốn bánh tráng có cuộn thịt hay bất cứ thứ gì ăn được có thể no lòng! Lúc đầu ông nhận, ngồi ngay xuống nền đất cắm cúi ăn; có hôm ông nhận nhưng cứ cầm đó, có hôm ông lắc đầu từ chối nhưng không hôm nào đôi mắt ông không đầy vẻ thèm thuồng và mong đợi cứ lom lom nhìn vào trong nhà. Nhiều ngày trôi qua; lâu, lâu lắm, có hôm, ông lo le mấy đồng bạc trong túi, ngoắc tôi ra, dúi vào tay tôi nhờ vả:
– Nhỏ, nhỏ… mày cầm mấy đồng bạc vào nói với ông mày bán cho ông tí “sái hoặc giẻ”, thứ nào cũng được. Miễn ông mày chịu bán.
Tôi chẳng biết ất giáp gì, cũng cầm tiền đi vào “tâu” với ông Nội nguyên văn. Hoá ra, ông tôi biết sự hiện diện của ông già “ngoài cửa”. Ông hỏi:
– Mi mua cho lão Phòng phải không?
Tôi thành thật:
– Là ông già ngoài cửa kìa, ngày nào ổng cũng tới, nhưng con không biết tên!
– Đích thị là lão!
Nói rồi, ông với tay lấy ra tấm vải dài đâu cũng 5-6dm, rộng chưa tới 2dm màu nâu đen, dùng kéo, nhấp một tí rồi cầm xé toạt ra một mảnh, cuộn tròn thật nhỏ, đặt vào lòng bàn tay tôi rồi úp mấy ngón tay lại thật kín, ông dặn:
– Đưa cho lão và dặn “thật kín đáo” nghe, tụi nớ thấy là chết chùm! Sái gì mà sái, nhiêu nớ tiền chỉ tí “giẻ” thôi đã là nhiều. Coi như cho lão, nhưng không lấy tiền lão sẽ ăn quen.
Tôi là thiên lôi mà. Ra nói lại y vậy! Ông Phòng nhận với tất cả nét rạng rỡ có thể tỏ lộ, đưa ngay lên miệng, cắn một góc, xé vội, miếng nhỏ trong miệng được nhai ngấu nghiến bằng tất cả đam mê, miếng còn lại, ông cuộn thật nhỏ, cẩn trọng nhét vào túi áo, chừng như còn sợ mất, ông nhét luôn cái túi áo vào cạp quần rồi mới bươn bã rảo bước đi thẳng. Lần này, ông đi thật hùng dũng không còn dáng vẻ nặng nề chậm chạp thường ngày. Vậy, đó là cái gì mà có sức mạnh như một loại tiên dược và đầy ma lực đến vậy?
Ngày ấy, chưa có khái niệm thuốc lắc, bạch phiến hay gì gì… mà người ta thường nói đến Ma tuý hay Á phiện, hoa mỹ tí là “Nàng tiên nâu”! Phải, ông tôi yêu nàng tiên ấy! Ông có cả một “bàn đèn”, riêng một căn phòng, trên giường ông bộ bàn đèn được đặt ở giữa, ông nằm bên trong; bộ đồ nghề khá phức tạp. Đèn luôn được thắp sáng, chất đốt là dầu phụng! Trên chụp đèn có một lỗ nhỏ tròn lớn hơn đầu ngón tay cái một tí; ông có một cái tẩu dài khoảng 3dm, một đầu có gắn “cái nồi” nho nhỏ, mặt dưới cũng có cái lỗ nhỏ xíu, đâu như hạt đậu đen; và cả một bộ kim dài, ngắn đủ cỡ, một cối nhỏ như cối giã trầu, một cây nghiền, một cây cạy… Tôi nhớ, vì khi ấy thường quấn quýt bên ông, và chỉ tôi mới được vào phòng ông, tôi yêu quý ông lắm và tha thiết “Ông Nội dạy con cách têm thuốc đi, khi nào ông già, tay run thì con têm cho ông hút”! Vậy là, tôi thuộc lòng cách làm, rất tỉ mỉ, cần sự khéo léo cẩn trọng vì thuốc đắc lắm, lại khó mua đây là hàng quốc cấm. Tôi tả sơ lược nha: Thuốc phiện là một chất lỏng nhưng hơi keo, đen tuyền thơm lựng, được đựng trong chai thuốc loại đựng thuốc bột Pê- ni- xi- lin. Đầu tiên phải có sái thuốc, là loại bột khô, đen được cạy ra từ chiếc nồi hút, tán nhuyễn, nhào với thuốc nước, luyện sao cho thành một thỏi dẻo như bột bánh, vê tròn bằng đầu đũa, dài tầm ngón tay út, để đó dùng dần; khi cần têm thuốc, chỉ ngắt một tẹo bằng hạt bắp nhỏ, gắn ở đầu kim nhúng thuốc nước, hơ trên đèn, đến công đoạn này đã có mùi thơm, viên thuốc sôi nhẹ với những bong bóng nâu nhỏ li ti xuất hiện… lại lấy ra lăn nhẹ trên cạnh bàn tay, có lẽ rất nóng vì thuốc đang sôi trên đầu kim, lặp lại nhiều lần cho đến khi viên thuốc láng mịn, có dạng hình chóp, sự khéo léo là ở chỗ này, khi ấy, chóp thuốc được têm vào chiếc lỗ trên mặt nồi! Giờ là thời điểm “phê” nhất: đặt thuốc đã têm lên đèn, người hút sẽ ngậm một đầu tẩu, đầu kia đặt trên ngọn lửa ở dưới thuốc sôi, cháy kêu ro ro… và chỉ hút! Đến giờ thì mùi thuốc lan tỏa và chắc chắn không thể dấu được… Ông Phòng mỗi sáng đến, chỉ chờ đến lúc này để hít từ xa, qua cơn ghiền! Thỉnh thoảng, ông làm vệ sinh “đồ nghề”, ông lau kỹ lắm, chỉ dùng miếng vải phin mới để lau, miếng vải được giữ kỹ, lau rất nhiều lần; người nghiện, không tiền hút thuốc sẽ tìm mua “giẻ” nhai cho qua cơn nghiện! Ông Phòng năm khi mười hoạ mới có tí tiền còm để nài mua. “Sái” là thứ còn đọng lại trong nồi tẩu, lâu lâu mới được lấy ra, nhào nặn để làm viên nên khá đắc là phải! “Giẻ” đích thị là miếng vải dùng lau các đồ nghề, có khi cả thuốc nước bị nhiễu ra, ông cũng giữ lại để dùng vì… thuốc vừa mắc, vừa không dễ mua, ông phải chừng mực, có khi ông thay cử hút bằng cách nhai giẻ, đó là những lúc thuốc đứt hàng hoặc người ta truy bắt gắt gao không ai dám bán dù rất lén lút và cả những khi nhà không chu cấp kịp. Những lúc ấy nhìn ông tội lắm! Tôi luôn nuôi ý nghĩ: sau này sẽ tự têm thuốc cho ông hút, có tiền sẽ mua thuốc thật nhiều cho ông tha hồ đốt. Ước muốn này, cho đến nay tôi vẫn còn nghĩ đến mỗi khi nhớ Ông.
Trở lại chuyện ông Phòng. Chuyện ông mua “giẻ” chỉ là hú hoạ thôi. Ông đến trước nhà thường trong cảnh đờ đẫn, càng về sau, ông càng không bước nỗi, tôi chỉ một hướng nghĩ “ổng đói” nên chăm chăm cho thức ăn, giờ thì thoáng thấy tôi từ nhà ra, ông đã lắc đầu, xua tay, càng về sau, ông cũng không nhấc tay lên nỗi… Khi ấy, bà Nội tôi nói:
– Mi đừng cho lão ăn nữa! Lão chỉ “đói thuốc” thôi. Cái thứ chẳng ai cho nổi!
Vậy là, mỗi sáng tôi cứ trơ mắt nhìn mà lòng thì xốn xang lắm! Với cái cách đi đến, đi về kia, cái cách nằm thở với mớ bọt mép phập phều, trắng đục kia thì thật là kinh khủng… tưởng chừng ông ấy có thể chết bất cứ lúc nào. Rồi một hôm, tôi động lòng trắc ẩn, nhân khi ông Nội ra sau nhà, đốc thúc hai chú và ba tôi cùng mấy chú nữa đúc táp- lô chuẩn bị xây nhà khá lâu; tôi nhìn ông Phòng cũng từng ấy thời gian… tôi thương ông quá phần sợ ông chết, mà chết trước cửa nhà mình nữa, tôi rất sợ ma, vậy là tôi vào thẳng phòng ông Nội, trèo luôn lên giường chỗ ông nằm, mọi thứ ông để tôi rất rành, vậy là tôi lôi nguyên ra một khúc “giẻ” dài cũng hơn 2dm, miếng vải đen vì đã dùng lau thuốc phiện, càng đen càng giá trị, tôi xếp lại rồi cuộn tròn, nắm chặt trong tay, chạy vù ra cửa, lấy hết can đảm, cúi xuống dúi vào tay ông Phòng, phải lấy hết can đảm, bởi vì sợ ông Nội thì ít mà sợ ông Phòng thì nhiều, khi ấy nhìn ông dễ sợ lắm, tay đưa miệng nói nhanh:
– Cho ông nè, ông đi nhanh lên!
Trời ơi, như là ông chỉ bắt “mùi” thôi chứ không cần nhìn, vật vừa chạm tay, ông đã bật dậy như lò xo, nhấm ngay một góc vào miệng, chân bước như giông như gió… Ông khuất nhanh khỏi con hẽm. Giờ đến lược tôi run! Ông Nội từ sau đi vào, vừa nhìn vào giường, chỗ ông nằm, ông đã biết có người leo lên, do vội, tôi đã để sai ý ông, chuyện khúc giẻ kia nhanh chóng bị phát hiện, ông quay ra lướt mắt nhanh ra cửa nhà, không thấy ông Phòng, ông nhìn qua tôi, vì chỉ tôi thường hay ở đó, và cũng chỉ tôi mới dám lên giường ông, với đôi mắt đầy giận dữ, đôi bàn tay nắm chặt, khi ấy nhìn ông dễ sợ lắm, tôi tái xanh và run từ trong bụng run ra, ông nhìn tôi bằng đôi mắt ấy vừa gằn giọng:
– Mi phải không?
Ông hỏi trống không vậy, nhưng đã là thủ phạm thì đâu cần ông nói nhiều, sợ, tôi rất sợ nhưng vẫn không chối, không chậm, mạnh mẽ và thẳng thắn gật đầu trả lời thật nhanh:
– Dạ, con thấy ổng ghê lắm! Con sợ ổng chết trước nhà, con đưa ổng đi cho rồi!
– Hừ, những ngày sau mi làm răng?
Nói dứt câu, Ông quay lưng nhưng hai bàn tay còn nắm chặt. Ông không la ầm ĩ, nhưng ông giận lắm, vì ông quá cưng tôi, chứ không chắc chắn là ăn đòn “chết bỏ” nếu là người khác. Bà Nội tôi nói vậy. Bà còn nói thêm:
– Lão chờ hít tí khói là qua cơn ghiền, nhưng bữa ni Ông Nội mi ở lâu ngoài sau nên lão lên cơn nặng.
Chuyện ấy rồi cũng qua. Cả buổi sáng, tôi không dám đến chỗ Ông. Bữa cơm trưa, tôi vẫn ăn chung với ông nhưng hôm nay… ngại quá! Mâm đã được người nhà bưng lên rồi; lâu sau, ý chờ tôi nhưng không thấy, ông cất tiếng gọi:
– Con Lý mô? ( Ở đâu?)
Ông chưa dứt câu, tôi đã “dạ” to nhưng vẫn rất e dè bước ra… Chuyện kia xem như thoát; lòng tôi vô cùng cảm kích, thêm lần nữa, trong lòng càng nung nấu ý nghĩ “sau này con sẽ cho Ông hút đầy đủ, không để Ông phải dùng tới miếng “giẻ” kia”. Lời hứa thầm nên nó cũng chìm sâu, Ông mất khi tôi vừa 11 tuổi! Ông Phòng cũng chìm luôn cả tháng, ông không xuất hiện trước nhà nữa, lúc đầu tôi cũng nhìn chừng, thắc mắc, tuy không mong nhưng cũng chờ, bẵng đi khá lâu… một buổi sáng, cô tôi đi lấy hàng sớm từ chợ về nói với bà Nội điều gì đó, bà Nội vội vã mặc thêm chiếc áo dài tay, cắp nón hấp tấp bước đi thật nhanh… khi bà về, câu chuyện được kể lại sau tiếng thở dài:
“Cuối góc chợ, chỗ hàng than, ngay trên thềm nhà ông Năm M, có người chết. Đó chính là Ông Phòng! Ông nằm chết ngay trên thềm nhà người chuyên bán thuốc phiện. Vẫn bộ đồ đen, vẫn dáng ốm mòn thiếu đói, người co quắp. Người buôn bán góp tiền lo hậu sự cho ông; vậy là xong một kiếp người khốn khổ; có lẽ ông chết vì đói cơm, đói thuốc và cả sự lạnh lẽo cô đơn…”.
Chợt nhớ hai câu Kiều:
“Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là Đạp Thanh…” ( Nguyễn Du)
ngày mai đúng tiết Thanh Minh, em cháu nhà tôi đang nhắc nhở, hẹn hò nhau đi tảo mộ; đi cả ba nơi: mộ chú chưa cải táng một nơi, mộ Ông Bà Nội, cô, thím một nơi, mộ ba má tôi một nơi… chợt nghĩ đến ông Phòng, đến những người tôi từng biết, từng quen thân thời thơ ấu mà số phận đã đưa đẩy họ đến cảnh “mồ hoang vô chủ”, lòng chợt bùi ngùi, bâng khuâng vô hạn! Bài viết xem như chút nghĩa xưa, chút tình đồng loại và cũng xin chân thành cầu nguyện cho tất cả mọi vong linh được siêu thoát, mong cầu kiếp tái sinh sẽ được thanh nhàn, vui vẻ hơn!
Thai Ly.