Bài đồng dao Anh sau đây, có từ thế kỉ XIX, tổng kết một kiếp người bằng các ngày trong tuần như những cột mốc trong đời:
Solomon Grundy,
Born on a Monday,
Christened on Tuesday,
Married on Wednesday,
Took ill on Thursday,
Grew worse on Friday,
Died on Saturday,
Buried on Sunday,
That was the end,
Of Solomon Grundy.
Về sau, cũng với nhân vật Solomon Grundy, một tác giả vô danh đã liên kết các ngày trong tuần với cảm xúc con người:
Solomon Grundy,
Happy on Sunday,
Sad on Monday
Tired on Tuesday,
Worried on Wednesday,
Harrassed on Thursday,
Exhausted on Friday,
In bed on Saturday,
What a life
For Solomon Grundy.
Và một bài khác, tác giả là Martin Bell, có hơi hướm cuộc sống hiện đại:
Solomon Grundy,
Bored on Tuesday,
Manic on Wednesday,
Panic on Thursday,
Drunk on Friday,
Hung over on Saturday,
Slept on Sunday,
Back to work on Monday-
That ‘s the life,
For Solomon Grundy.
Chưa hết, ngày trong tuần cũng được liên tưởng đến màu sắc:
Monday is black,
Tuesday light blue,
Wednesday is yellow,
Thursday is violet,
Friday is dark dark blue,
Saturday is white,
Sunday is properly red.
Và cuối cùng là dự báo về số phận con người:
Monday’s child is fair of face,
Tuesday’s child is full of grace.
Wednesday’s child is full of woe,
Thursday’s child has far to go.
Friday’s child is loving and giving,
Saturday’s child works hard for a living.
And the child born on the Sabbath day
Is bonny and blithe, good and gay.
Tôi nhớ lõm bõm ( Tìm trên mạng không thấy) một bản Việt dịch, mà theo tôi, 4 dòng đầu tiên ổn, 4 dòng tiếp theo hơi chệch choạc cả nghĩa lẫn vần:
Thứ hai da phấn mặt hoa,
Thứ ba phúc đức cửa nhà yên vui,
Thứ tư vất vả không thôi
Thứ năm lưu lạc xa xôi khắp miền
Thứ sáu thiếu vắng nụ cười,
Thứ bảy hào hiệp gíup người quanh năm.
Sinh ngày chủ nhật giàu ngầm
Xinh tươi đẹp tựa trăng rằm trong mơ
Sinh thời ông xã tôi rất lấy làm thú vị với một bài vần dân gian miền Bắc về vòng đời mà anh biết từ bé, và tôi nghe anh đọc hoài cũng thuộc lòng:
Lên mười như hoa mới nở,
Hai mươi như mỡ mới bôi,
Ba mươi như vôi tôi nhạt,
Bốn mươi như bát không rửa,
Năm mươi thổi lửa không cháy,
Sáu mươi như cáy rụng càng,
Bảy mươi như sàng sứt cạp.
Thuở mới quen, tôi 19 và anh 32, anh đã đọc bài này tôi nghe như một lời khen gián tiếp rằng bây giờ em như ‘hoa mới nở’ và em vẫn còn chục năm kế tiếp như ‘mỡ mới bôi’ , và một lời tự thán: còn anh đã bắt đầu ‘vôi tôi nhạt’. (Thật vậy, ba mươi, gọi là ‘băm’, ví von với ‘vôi tôi nhạt’ là bắt đầu có dấu hiệu của tàn phai, là hết láng lẩy, rực rỡ, huy hoàng!)
Suốt thời gian dài bên nhau sau đó, hễ có dịp, anh lại đọc cho vợ con, các em và bạn bè đến chơi nhà bài vần này, bao giờ cũng kèm tiếng cười sảng khoái. Tôi thì hết cười nổi trước sự tàn nhẫn của thời gian trong những câu tiếp theo. Ừ, già nua, xấu xí mấy cũng được nhưng hình ảnh ‘bát không rửa’ cho tứ tuần quá dơ dáy để có thể chấp nhận, rồi các biện pháp so sánh dành cho các giai đoạn tiếp theo ‘thổi lửa không cháy, cáy rụng càng, sàng sứt cạp’ nghe thảm thiết quá. Thật là cám cảnh! Tôi cười, nói với anh: ‘Hài hước thôi mà!’ nhưng lòng tôi than van: ‘Đúng thật rồi! Đời chỉ đẹp khi ta còn trong độ tuổi mười và hai mươi.’
Đến đây tôi không thể nào không liên tưởng đến một truyện ngụ ngôn của Grimm, mà sau này hình như Tolstoy có viết lại, đại ý: Thoạt tiên Thượng đế ban cho các loài tuổi thọ ngang nhau là 20 năm. Trâu bò, lừa, ngựa, chó, khỉ từ chối, chỉ nhận sống một nửa thời gian mà Thượng đế ban tặng. Con người tham lam xin nhận hết phần còn lại của các động vật kia. Đó là lý do tại sao con người chỉ có 20 năm đầu đời là sung sướng đúng nghĩa. Những năm kế tiếp chúng ta phải làm việc vất vả như trâu, bò, lừa, ngựa. Có chút tài sản rồi thì làm chó để giữ của. Rồi những năm cuối đời lại bày ra đủ trò khỉ trong khi chờ mãn kiếp.
Nhưng ngày nay vòng đời đã được nới rộng từ 70 tuổi (Ngày trước gọi là ‘xưa nay hiếm’) đến 90-100 tuổi ( Ngày nay là trong tầm tay). Tiến bộ trên nhiều lĩnh vực giúp thể chất con người trẻ mãi và đẹp thêm. Thế còn tinh thần? May thay, ngoài tuổi đời, còn có tuổi tâm hồn, young in age khác với young at heart, nên mới có câu: ‘Tuổi hai mươi không nhất thiết phải là hai mươi tuổi.’ Và thi sĩ Quang Dũng mới có bài thơ KHÔNG ĐỀ có ba khổ đầu rất hay:
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp
Hồ Thị Ngọc Trang