Thầm gọi tên nhau-Thơ Ngô Đình Vận

tác giả Kỳ Phan
12 xem

Thầm gọi tên nhau-Thơ Ngô Đình Vận/Nhạc Phạm Duy

Thi Sĩ Ngô Đình Vận

Thi sĩ NGÔ ĐÌNH VẬN người gốc Hưng Yên theo gia đình di cư vào nam vào năm 1954 từ khi ông còn nhỏ tuổi, trước năm 1975 ông tham gia quân đội, vừa là nhà báo, nhà văn thi thoảng làm thơ. Tạng người ông mảnh khảnh, gầy nhưng nói chuyện to lớn mạnh bạo, rổn rảng ..

Ông thường hay đến nhà uống rượu với bố tôi. Tôi chỉ có nhớ một lần tôi và chú Vận chơi vật tay trên yên xe gắn máy của ông. Đó là kỷ niệm của tôi về ông. Sau khi bố tôi mất thì tôi không gặp ông nữa. Sau thêm nữa khi đọc được tập thơ “Chiến Trường Tồi Tệ” của ông tặng cho bố tôi thì tôi mới biết là ông cũng là thi sĩ làm thơ. Năm 1971 có vài bài thơ của ông được đăng trên các tạp chí văn học và nhạc sĩ Phạm Duy đọc thấy hay nên đã chọn hai bài thơ của ông phổ nhạc là “Tình khúc trên chiến trường tồi tệ và Thầm gọi tên nhau trên chiến thương tồi tệ” và cả hai bài này nhạc sĩ đã xếp vào nhóm bài hát viết cho quê hương, một tập hợp gồm 6 ca khúc được PD đặt tên “Thương Ca Chiến Trường” (tức những bài ca nói về cuộc chiến cùng những tổn thất trên quê hương nước Việt), sáu bài gồm: Kỷ vật cho em, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ, Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ, Tưởng như còn người yêu, Áo anh sứt chỉ đường tà.

Thơ của Ngô Đình Vận có cấu trúc cũng như nội dung có cái nhìn về cuộc chiến hai miền nam bắc đang xảy ra vào thời điểm đó rất lạ .. nó u uất, khắc khoải về số phận của những con chốt đen được đem ra thí mạng cho một cuộc chiến vô nghĩa cho dù là ở thế chế hay vùng miền nào, cuối cùng kẻ chiến thắng hay thua cuộc chẳng hưởng được điều gì ngoài thế lực đứng sau giựt dây điều khiển .. (với Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ).. Còn với người lính trẻ nơi tiền đồn xa khi canh gát trong bóng đêm yên lặng, họ nhìn khói thuốc lãng đãng bay lên ngọn cây xào xạc, chợt nhớ đến người yêu xa xôi…để tạo chút niềm tin trước những bất trắc, đau khổ, tang thương từ sự rình rập của kẻ thù, với muôn ngàn ước ao mong gửi tới người yêu mà tạm thời họ quên đi sự mệt mỏi tạm thời của cuộc chiến vô nghĩa giữa những người anh em cùng huyết thống, tiếng nói .. (với Tình khúc trên chiến trường tồi tệ)

Mặc dù có được dăm bài thơ hay, đầy cảm xúc nhưng với một thi sĩ nghiệp dư, hơi vô danh như như Ngô Đình Vận (Tình Khúc Trên Chiến Trường Tồi Tệ), Vũ Hữu Định (Còn Chút Gì Để Nhớ), Phạm Văn Bình (Chuyện Tình Buồn) v.v…nếu không nhờ Phạm Duy chọn thơ của họ đem ra phổ nhạc thì mãi mãi những bài thơ của họ thì chắc chẳng mấy người biết .. .

Gửi tới em ! Gửi tới em ! Gửi tới em !

Một hạt mưa lẻ loi trong đêm tối, mưa bay dài

Gửi tới em ! Gửi tới em ! Gửi tới em !

Một giọt mưa, hạt nước mắt

Hạt nước mắt hiếm hoi trong đời này ..

Gửi tới em ! Gửi tới em ! Gửi tới em !

Một đốm lửa lạc loài

Ðiếu thuốc trên môi, lập loè trong giông bão

Gửi tới em ! Gửi tới em ! Gửi tới em !

Hơi thở này nồng nàn, ta yêu nhau đắm say (ơ ơ ờ) ..

Gửi tới em ! Gửi tới em ! Gửi tới em !

Những gì còn sống sót trên đời

Như hơi ấm tuyệt vời

Như hơi ấm tuyệt vời

Ta ôm em và tan loãng trong không gian

Ta ôm em và tan loãng trong không gian lưu đầy ..

Gửi tới em ! Gửi tới em ! Gửi tới em !

Em có nghe xào xạc ?

Tiếng lá bay xào xạc

Tiếng gió đêm buồn buồn

Lang thang trên muôn vàn đỉnh cây

Hạnh phúc nào không tả tơi không đắng cay

Hạnh phúc nào không tả tơi không đắng cay ?

Đó là toàn bộ ca từ bài nhạc tình thời chiến TÌNH KHÚC TRÊN CHIẾN TRƯỜNG (Tồi Tệ), sáng tác năm 1971, gắn điệu Slow chậm. Trước năm 1975 ca khúc được khá nhiều các danh ca nam gốc quân đội trình bày trong các chương trình “Tình Khúc Chiến Trường” như Duy Trác, Sĩ Phú .. các ca sĩ thị trường là Duy Quang, Thanh Lan .. sau 1975 ở hải ngoại là Vũ Khanh, Tuấn Ngọc ..

Giới thiệu về bài tình ca thời chiến khá buồn lắng, một bài nhạc phổ thơ gắn với lịch sử sáng tác .. mời các bạn vào đọc bài viết tổng hợp của Kyphan, cùng nghe TKTCT của n/s tài hoa Phạm Duy được các chất giọng nam, nữ thể hiện hay nhạc phẩm này, do bản thân tuyển chọn, giới thiệu ..

(Theo TÌNH CA NHẠC SĨ VIỆT)

Những Bài Liên Quan

Copyright © 2023 dactrung.com; all rights reserved