Hình ảnh những cô cậu học trò, một tay cắp cặp, một tay cầm theo bình mực tung tăng tới trường, lỡ không may mực trong bình văng đầy người và quần áo trông thật tội nghiệp…!
Gọi là viết lá tre là do đặc thù và hình dáng ngòi viết được chế tạo bằng sắt, hình thù nhỏ, thon dài giống hệt chiếc lá tre. Giữa ngòi có đường rảnh nhỏ để dẫn mực. Đầu ngòi viết rất mềm mại, luôn có độ nhám vừa phải để tạo ra lực bám, không trơn trượt.
Trong cặp tôi lúc nào cũng có ít nhất một cán viết và mấy cái ngòi để se-cua (secours) đề phòng khi những lúc lỡ tay, ngòi viết rớt xuống gạch nền gạch bị tè ngòi thì còn có cái để mà thay thế.
Trên bàn học, phía ngoài có một lổ tròn dùng để bình mực khỏi đổ mực hay ngã chảy mực, luôn được trước tay phải cho thuận cầm viết để tiện chấm mực. Cứ viết được một đến hai chữ thì lại chấm mực một lần rồi lại viết tiếp. Ngòi bút được làm bằng sắt hoặc đồng khác nhau….
Có những lúc chữ đang viết dở dang thì hết mực lại phải chấm rồi viết tiếp nên nhiều khi, nét cuối của chữ lại thành nét đậm.
Đôi khi lóng ngóng làm đổ bình mực lỏng dễ dàng lan ra cả bàn, lan ngay vào cuốn vở và nhiều khi còn văng lên cả quần áo… đó cũng là kỷ niệm của tuổi học trò thơ ngây mà ai trong chúng ta cũng vẫn còn nhớ…!
Việc dùng viết lá tre có phần vất vả nhưng nghĩ lại, nó vẫn có những điểm hay riêng, nó giúp cho học trò rèn luyện đức tính nhẫn nại cẩn thận và khéo léo trong mọi tình huống, vì đặc điểm của viết lá tre chấm mực, thế nên các trò nhỏ phải viết chậm, nắn nót, giữ cho đừng rớt mực, lấm lem sách vở, quần áo… Hơn nữa, chữ viết bằng ngòi lá tre rất đẹp…!
Ngòi viết lá tre rèn cho những học trò đức tính cẩn thận, nắn nót. Viết chậm từng chữ làm sao để chữ đẹp nhất, nhìn lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ…!
Đúng là: “Nết người qua Nét chữ.”
Thuở đó, đứa nào cũng đều bị chai sần phía trong ngón tay giữa cạnh ngòi viết, sau trong thời gian dài học trong lớp. Ngòi viết từng chữ nên phải viết chậm, học sinh thời đó để viết được một trang giấy đẹp là cả một quá trình cực khổ, nhờ vậy mà đã có bao nhiêu con người tài giỏi được rèn luyện ra từ đó…!
Học đến lớp Nhất, khối lượng bài học càng nhiều, chữ viết có giảm đẹp đi, mất nét thanh nét đậm, chiều cao khoảng cách không đúng ô li, cách bỏ dấu cũng không đúng ngay âm, vần vì phải viết nhanh cho kịp bài…
Học Giỏi thi đậu vào lớp Đệ Thất, ngón tay giữa bên phải “Chứng nhận văn bằng Tốt nghiệp Tiểu học” bằng cái nốt chai sần bằng cái đầu đũa…! Bấy giờ là lúc cây viết có ngòi lá Tre mới rời khỏi “cuộc đời học trò” bằng những cây viết mắc tiền hơn nhưng sang trọng hơn là: Pilot, Parker, Hero, Montblanc,….
Ngẫm ra mới biết vì sao thế hệ cha anh của ngày xưa, hầu như Mười người hết Chín người viết chữ đẹp…!
Đường lối Giáo dục một phần, nhưng chắc chắn trong đó, cũng có công lao không hề nhỏ từ những cây viết lá Tre.