“NHẠT NHÒA” Tuấn Khanh

tác giả Phạm Kim
0 xem
“NHẠT NHÒA” cùng niềm cảm xúc dâng trào của n/s tiền chiến lão thành Tuấn Khanh khi bè bạn còn nhớ tới mình ..
Trong một buổi gặp gỡ văn nghệ giữa các thân hữu, ca sĩ Vương Đức Hậu cũng là một Bác sĩ ở Quận Cam nam California cho biết theo ý kiến của nhiều người trong giới thưởng ngoạn, trong đó có tôi thì bài nhạc “Nhạt Nhoà” là “dấu ấn” đặc trưng của dòng nhạc Tuấn Khanh.
Có thể nói “ Nhạt Nhoà” hội tụ nhiều cái hay về sự nhẹ nhàng, tình cảm, lãng mạn, pha chút cổ điển, hàm chứa những hình ảnh đẹp nên thơ .. làm xúc động tha nhân trong một vài hoàn cảnh đặc biệt nào đó !
Chính nhạc sĩ Tuấn Khanh vài tháng trước đây trong một buổi chiều văn nghệ mừng thượng thọ 86 tuổi dành cho ông, mà cá nhân tôi được hân hạnh đóng góp, đã tâm sự rất trân trọng về bài hát “Nhạt Nhoà” trong đó có câu:
“Còn nhớ hay không ? giòng nước mênh mông
Con thuyền bến cũ, hắt hiu trong chiều …thu ..
Em , tại sao em lại tiếc nuối ?
Ôi đường đèn , bờ sông Seine. Chứng cuộc tình chúng mình …
Có hai sự kiện đáng yêu khi nghĩ về Nhạc sĩ Tuấn Khanh những lúc cùng họp mặt bên các nghệ sĩ đón chào ông như: Vân Anh, Thanh Bùi. Được nghe Thanh Long Bass qua ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” đã cũ từ hơn nữa thế kỷ qua của Tuấn Khanh sáng tác, tiếp đến nhạc Sĩ Tuấn Khanh rướm lệ hạnh phúc khi được nghe “Nỗi Niềm” “Nhạt Nhoà” qua tiếng hát Lê Thu Thảo…
Trước một dàn nhạc và dương cầm ở nhà Lê Xuân Trường nhìn thấy nét bối rối của một “người có trái tim đầy sức sống, đang hạnh phúc với từng dòng nhạc diễn tả từng cảm xúc cuộc đời mình.. Ông xúc động mỗi khi có anh chị em nghệ sĩ vây quanh mình… nghe hát nhạc của mình. Ông ra vẻ xúc động hơn cả với “Nỗi Niềm” và “Nhạt Nhoà” với sự sung sướng và hạnh phúc khi bước sang tuổi bát tuần…
Trong mỗi tiếng hát đã qua, ông đều ân cần đưa ra những nhận xét, có tiếng hát ông cho là hay với đầy “gai góc”, có những khi ông lấy làm tiếc khi… cho rằng phải chi nhắc đừng hát nhạc Tuấn Khanh quá “kịch tính”, hoặc không tỏ lộ nét chấm phá sâu lắng, không đủ phơi bầy trọn vẹn nét phơi phới tâm tình của ông.
Từ “Nhạt Nhoà”, nhiều bài viết đều ghi nhận rằng ông đã trút xuống qua từng cung đàn, câu chuyện có thật không thêm bớt của đời nhạc sĩ của ông với nhiều nước mắt buồn đau. Cả hai ca khúc này đều được viết từ quê người sau chuyến vượt biên gian truân năm 1982, đến định cư tại San José, rồi xuôi Nam về đến Quận Cam.
Dù vậy, qua một bài trả lời phỏng vấn mới nhất trên Trang Văn Nghệ Người Việt, ông xác nhận: đoạn kết của”Chiếc Lá Cuối Cùng” từ Lệ Quyên rất hay với chỉ một tiếng guitar và một vĩ cầm và tiếng hát truyền cảm; cho tới ”Nhạt Nhòa” qua Lê Thu Thảo là một “happy ending” khác với những bài ca ngợi gán cho ông là linh hồn của sầu thảm, tuyệt vọng, cũng như cây đàn vĩ cầm chỉ là một hình ảnh nhạt nhòa thời thanh xuân.
Ta không muốn làm rối những cảm xúc say đắm của ông để hỏi rằng trong Google có chỗ viết nhạc sĩ Tuấn Khanh có trên vài trăm ca khúc ? và tập nhạc do ông ký tặng có đúng 30 ca khúc, bao gồm cả “Mùa Xuân Đầu Tiên”, “Quán Nửa Khuya” chưa kể một số ca khúc mới sau năm 2003 như: “Từ Muôn Kiếp Trước, “Chọn Màu Áo”.. v. v…
Bước vào hý viện La Mirada, ngồi ở một trong vài hàng ghế danh dự, ông thoải mái trong một buổi chiều âm nhạc, chờ cho đến lúc người MC giới thiệu ca khúc “Nhạt Nhòa”, rồi đến giới thiệu ca sĩ Lê Thu Thảo, tiếng hát của Mây Productions, bên cạnh ông buổi chiều đó cũng có đạo diễn Trần Thăng của Trung Tâm này ngồi kế cận…
Như trước đây Lê Thu Thảo từng ngọt ngào, đơn sơ, tỏa sáng trẻ như thời vừa đoạt giải nhất về ca hát tại Quận Cam… hát những ca khúc của ông, mà lần nào cũng vậy cô hay chọn những ca khúc “chở” về những cảm xúc mộng đầy. Chưa kể một số ca khúc khác được các ca sĩ khác như Xuân Thanh rất công phu với Duy Cường hoà âm, đã thu xong vào master CD nhưng chưa chính thức phổ biến trong làng ca nhạc.
Anh chị em nghệ sĩ trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc thật sự như ông tâm sự: “Khó có ai lấy được nước mắt nhạt nhòa của người nhạc sĩ một đời say đắm và cống hiến bền bỉ với âm nhạc này đâu !”
Nhớ lại sân khấu La Mirada tháng 3-2014, Lê Thu Thảo, trong ánh sáng đẹp rực rỡ với tài đánh mầu rực rỡ được ghi lại trong DVD đã phát hành với phần thu hình của Ken Nguyễn. Lê Thu Thảo đã bước vào ca khúc bằng điệp khúc: “Em tại sao em lại tiếc nuối, ôi đèn đường dòng sông Seine chứng cuộc tình chúng mình. Anh tại sao anh bật tiếng khóc trong hôn mê khi cuộc tình từ giã ? rồi cô mới hát tiếp phần nhập đề của ca khúc bằng: ”Chiều về quạnh hiu… ” như cách diễn tả của ca sĩ Trần Ngọc mà nhạc sĩ từng trao đổi và hướng dẫn trực tiếp với ca sĩ khi ngỏ ý muốn hát nhạc của Tuấn Khanh.
Có điều khiến tôi tự đặt câu hỏi trong ca khúc “Chiếc Lá Cuối Cùng” sáng tác từ năm 27 tuổi (1960), và những lời thơ u uẩn nỗi buồn đều bị Bộ Thông Tin cho đổi từ: đêm chia ly nghẹn ngào thành đêm chia ly buồn gì. Chỉ nghe tim nức nở được đổi thành: “Chỉ nghe em nói nhỏ”, rồi đến: “Mím môi cười mà nước mắt tuôn rơi” sửa trở thành: “Mím môi cười mà nhớ thương khôn nguôi” khi ông viết sao ngậm ngùi từng chiếc lấp lánh được đổi thành “sao đầy trời từng chiếc lấp lánh”…
Có nghĩa là Bộ Thông Tin kiểm duyệt, đã cùng với ông làm cho ca khúc trở thành thăng hoa, “hạnh phúc” hơn. Có thật là ông chỉ có một mối tình sâu lắng, bị phụ bạc là mối tình day dứt vò nát tim ? Nếu suy nghĩ như Du Tử Lê từng nói rằng khi bắt gặp những câu như ”Lệ bỗng rưng rưng. Tình nỡ quay lưng trong chiều hấp hối” Trong đời riêng mỗi chúng ta mấy ai không có ít nhất một lần, bỗng dưng tức tưởi, bật khóc một mình.”
“Trong đời riêng mỗi chúng ta, mấy ai không ít nhất một lần, cất tiếng hỏi: “cớ sao tình nỡ quay lưng ? Câu hỏi dành cho tình yêu, chứ không phải cho người yêu. Câu hỏi dành cho sự tha thiết, lẽ sống chết của tâm hồn ta, của chính ta, chứ không phải cho kẻ phản bội, câu hỏi và cách hỏi đó (của NS Tuấn Khanh), là câu hỏi rất thi sĩ, rất văn chương vậy“. (DTL)
Dù hàng triệu người nghe, xem qua Google các ca khúc từ trên 50 năm qua, nhưng tại sao vào giờ phút có mặt tại La Mirada, qua tiếng hát Lê Thu Thảo, và tại Quán “Hoa Soan Bên Thềm” cứ nghe hai ca khúc “Nhạt Nhòa” và ”Nỗi Niềm” là ông không kềm giữ được nước mắt- khóc- hạnh phúc như lời của ca khúc, mà chỉ có nỗi lòng của một người quê hương nỡ quay lưng, kiếp nhân sinh và tình yêu cũng quay lưng, mà ông chưa cảm nhận ở vào tuổi 20, 30, 50 cho đến cả những năm ngoài thất tuần (70 tuổi) ..
Và bây giờ ở tuổi bát tuần như tràn đầy thanh xuân, tràn đầy yếu đuối, của một người tri thiên mệnh nhìn ra thân phận tình yêu (chứ không phải người yêu phụ bạc) và một nỗi buồn phận người ? thật dễ hiểu ”Nỗi Niềm” và “Nhạt Nhoà” nước mắt hạnh phúc. Vui, nhưng sao nước mắt nhạt nhoà ! (bài viết Phạm Kim)
NHẠT NHÒA – 1982

Những Bài Liên Quan

Copyright © 2023 dactrung.com; all rights reserved